Quá trình tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế của việt nam thời kỳ đổi mới

Quá trình tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế của việt nam thời kỳ đổi mới
Quá trình tham gia các tổ chức KT QT của VN thời kỳ đổi mới  được đánh dấu sự thay đổi bước ngoặt bằng sự kiện Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao, phá bỏ một số lệnh cấm vận đối với VN vào 7-1995
I/ trước 7-1995
+trong thời kỳ này, Vn đã tạo được mqh tích cực  với các tổ chức tài chính tiền tệ QT như ngân hàng  phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ TG, Ngân hàng  TG
+ tuy nhiên, Vn vẫn không thể xin gia nhập các tổ chức KT trong khu vực lẫn TG
II/ sau 7-1195
Sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ  ngoại giao với VN vào ngày 11/7/1995, thì VN bắt đầu dễ dàng hơn tham gia các tổ chức KT trong khu vực và trên TG
1/ 28/7/95VN đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): quyết định này đã tạo cơ hội và tạo đà cho VN hội nhập khu vực, từ hội nhập  khu vực đến hội nhập quốc tế, đồng thời giúp VN tăng cường và nâng cao vị thế hình ảnh của mình, mở rộng  hợp tác với các nước không chỉ trong khu vực mà với cả các nước trong một cộng đồng QT
2/ Chính thức tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là  một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập KT QT của VN
Đóng góp tích cực vào quá trình thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu KT và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trong nước. trong đó,  kết  quả thương mại với các nước đã ký AFTA có cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu mang tính bộ sung cho cơ cấu của ta được thay đổi theo hướng tích cực(tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu) hơn là với các nước có cơ cấu xuất nhập khẩu tương đồng(TQ)
3/ năm 96, VN tham gia sáng lập diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM)
Diễn đàn ASEM có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập QT của VN. Đây là nơi hội tụ 19 trong số 25 đối tác chiến lược và đối tác toàn diễn của VN, đem lại 70% đầu tư trực tiếp nước ngoài, 70% tổng giá trị thương mại QT và 80% lượng khách dụ lịch đến Vn 14 trong 16 hiệp định thương mại tự do mà VN đã ký kết hoặc đang đàm phán là với các đối tác ASEAN
4/ năm 98, VN được kết nạp vào diễn đàn hợp tác KT Châu Á – thái bình dương (APEC)
Gia nhập vào diễn đàn với 21 thành viên, đại diện khoảng 40% dân số TG, đóng góp 54% GDP và 44% thương mại toàn cầu, VN được hưởng các quyền lợi chính sau:
+ tự do thương mại và đầu tư: giảm thuế, tăng giá trị thương mại, thúc đẩy hợp tác hình thành khu vực thương mại tự do
+ tạo thuận lợi trong KD; giảm chi phí giao dịch thương mại
+ hợp tác KT – kỹ thuật (ECOTECH)
5/ Đặc biệt, tiến trình hội nhập KT QT của VN đã có một bước đi quan trọng  khi vn chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới(WTO) vào ngày 11/1/2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập tổ chức này
Lợi ích lớn nhất mà vn thu được từ hội nhập là thị trường xuất khẩu thuận lợi cho VN mở rộng . do vn được hưởng qui chế MFN vô điều kiện, theo đó hàng hóa việt nam  sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các nước thành viên WTO chiếm 90% khối lượng thương mại TG)
Từ đó sẽ tăng cường tiềm lực KT thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài
6/ Cộng đồng chung các quốc gia ASEAN (22/11/2015): tạo môi trường khu vực hòa bình và ổn định để mỗi nước tập trung phát triển KT – XH và hội nhập quốc tế
7/ gần đây nhất, hiệp định đối tác xuyên TBD được ký kết giữa 12 nước vào ngày 4/2/2016 trong đó có VN, dánh dấu 1 bước tiến mới trong nền KT VN nếu như hiệu lực hiệp định được bắt đầu
+ tạo điều  kiện cân bằng lại quan hệ thương mại giữa Vn với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định
+ tạo đột phá cho xuất khẩu của VN khi được tiếp cận với những thị trường lớn với thuế siêu thấp
+ tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu

+ TPP sẽ giúp nên kinh tế VN phân bố lại nguồn lực theo hướng hiểu quả hơn, từ đó hộ trợ tích cực cho quá trình cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng 

Bài Viết Liên Quan