Tư tưởng chỉ đạo về đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế

Tư tưởng chỉ đạo về đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế
I/ mục tiêu nhiệm vụ
1/ Mục tiêu:
Lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo các điều kiện QT thuận lợi cho cuộc đổi mới, để phát triển KT  - XH là lợi ích cao nhất của Tổ Quốc
2/ nhiệm vụ :
Giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh CNH, HĐH, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH trên TG
II/ tư tưởng chỉ đạo
Trong quan hệ đối ngoại, hội nhập KT QT phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm:
một là: bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc XHCN, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của VN
+ VN hỗ trợ Malayxia tìm kiếm máy bay mất tích MH 370
+ hộ trợ quốc tế trong việc phục hồi, giúp đỡ các nạn nhân trong cơn bão Haiyan như Phi-lip-pin gần 100.000USD
+ VN tài trợ cho triều tiên 100 triệu tấn gạo trong nhiều năm
Hai là: giữ vững độc lập  tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại
+ không chỉ đối ngoại song phương VN –Lào _ CPC mà còn đối ngoại đa phương với các tổ chức trong khu vực như ASEAN, lớn hơn là các tổ chức trên TG như liên hợp Quốc, WHO, tổ chức ngân hàng thế giới
+ đa dạng hóa trong lĩnh vực đối ngoại, không chỉ trong lĩnh vực KT, không chỉ CT, không chỉ văn hóa,
VD như AFF cúp, lễ hội hoa anh đào tổ chức tại VN để giao lưu VH
Ba là: nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức đổ thích hợp với từng đối tác, đấu tranh để hợp tác, tránh trực tiếp đối đầu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập
+ trong quan hệ đối ngoại, dù là thực hiện việc hợp tác mở rộng quan hệ về KT, về văn hóa nhưng luôn giữ vững, đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc
Bốn là: mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ CT – XH. Coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác với khu vực, chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực toàn cầu
+ chúng ta quan hệ  với các nước trong chế độ XHCN, đồng thời cũng quan hệ với các nước ở châu phi, ta hỗ trợ lương thực, ta cũng kết bạn với kẻ đứng đầu TBCN như mỹ, ta cũng kết thân với kẻ thù CT như Myc, pháp, Anh, NB.
Năm là: kết hợp đối ngoại  của Đ’, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, các định hội nhập KT QT là công việc của toàn dân
Sáu là: giữ vững ổn định CT, KT – XH; giữ gìn bản sắc VH dân tộc, bả vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập KT QT
Bảy là: phát huy tối đa nội lực đi đôi với  thu hút và sử dụng có hiểu quả các nguồn lực bên ngoài, xây dựng nên kinh tế độc lập tự chủ, tạo ra và sử dụng có hiểu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập KT QT
+ Tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực về con người, các thể chế chính sách, là KHCN, là trình độ quản lý, phát huy các nội lực đi đôi với ngoại lực để phát triển.
Tám là: trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập  WTO, đẩy mạnh  nhịp đổ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của đảng và nhà nước
+ khi gia nhập WTO thì ta đã có lộ trình cụ thể qua từng lĩnh vực, và trong năm 2016 thì ta cam kết hạ giá nhập khẩu ô tô. Có lộ trình về xuất khẩu các mặt hàng ở nước ta đến các nước trên TG thì phải thay đổi các chính sách để phù hợp với quy chế quốc tế
Chín là: giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của đảng, đồng thời phát huy vai trò của nhà nước, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nông dân, tôn trọng và phát huy quyền là chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
III/ đánh giá
1/ tư tưởng chỉ đạo đúng đắn sáng tạo, có ý nghĩa rất quan trọng: góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoạng KT – XH, nền kinh tế việt nam có bước phát triển mới, thế  và lực của VN được nâng cao trên thương trường và chính trường QT
2/ tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong tư tưởng chỉ đạo thể hiện qua các quan điểm sau:
+ trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn lúng túng, bị động

+ chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen tùy thuôc lẫn nhau với các nước

Bài Viết Liên Quan